Tranh cãi về trang phục thi đấu Bóng_chuyền_bãi_biển

Năm 1999, FIVB đưa ra chuẩn trang phục thi đấu của môn bóng chuyền bãi biển, với trang phục áo tắm được áp dụng chính thức..[6] Điều này đã tạo nên một làn sóng lo ngại trong một số vận động viên.

Chiếu theo luật chính thức, vận động viên nữ giới sẽ thi đấu với quần bikini và nịt vú thể thao, hoặc bikini một mảnh.[7][8] Các vận động viên nổi tiếng đương thời như Natalie Cook[9] người Úc hay Holly McPeak người Mỹ đã tỏ ý tán thành với điều luật này, dựa vào sự phù hợp của trang phục thi đấu với điều kiện cát và nhiều nắng của sân đấu. Nhưng vận động viên người Anh Denise John lại cho rằng việc mang bikini và áo ngực thi đấu chỉ nhằm để khiến hình ảnh các vận động viên nữ trở nên "khêu gợi" hòng thu hút khán giả.[10]

Một số sự kiện thể thao có bộ môn bóng chuyền bãi biển đã phải điều chỉnh điều lệ trang phục vì không phù hợp với nền văn hóa bản địa. Ví dụ như Đại hội Thể thao Nam Thái Bình Dương năm 2007, ban tổ chức đã bắt buộc các vận động viên mang những trang phục kín đáo hơn (quần đùi và áo có tay). Ở kì Á vận hội 2006, chỉ có một quốc gia Hồi giáo tham dự bộ môn này (Iraq), và việc các vận động viên Đông Á sử dụng nhưng trang phục được cho là "kiệm vải" đã làm giấy lên rất nhiều cuộc tranh luận về văn hóa.

Đầu năm 2012, FIVB ra thông báo cho phép các vận động viên được mang quần đùi (cao trên đầu gối 3 cm) và áo có tay nhằm tôn trọng nền văn hóa của nhiều quốc gia.[11] Điều luật sửa đổi này đã có vai trò đáng kể đến chất lượng của Olympics London năm 2012, khi một số vận động viên đã phải mang thêm áo có tay hoặc quần bó khi nhiệt độ buổi đêm ở thành phố này xuống quá thấp.

Dù điều luật đã thoáng hơn, nhưng trên thực tế, áo ngực và quần bikini vẫn là lựa chọn phổ biến nhất về trang phục thi đấu của giới vận động viên bộ môn bóng chuyền bãi biển. Điều này không chỉ giúp cho bộ môn này ngày càng phát triển rộng rãi, mà còn tạo thêm rất nhiều cuộc tranh luận, chủ yếu nhằm vào những buổi phát sóng trực tiếp của nó, khi một số ý cho rằng những góc quay thường xuyên tập trung vào cơ thể của các vận động viên hơn là những phá bóng mãn nhãn.